Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất – Hoa Thơm Cỏ Lạ

Để sản xuất ra những giọt tinh dầu Tràm Trà chất lượng, với hàm lượng terpinen-4-ol cao, đảm bảo hương thơm chuẩn cần quy trình sản xuất rất khắt khe. Cùng Hoa Thơm Cỏ Lạ tìm hiểu  quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà tại Hoa Thơm Cỏ Lạ như thế nào nhé!

1. Tinh dầu Tràm Trà là gì?

Tinh dầu Tràm Trà được chiết xuất từ lá cây Tràm Trà (Melaleuca alternifolia), thuộc họ myrtle (Myrtaceae).

Tràm Trà có nguồn gốc từ miền Đông Nam Queensland và bờ biển phía Đông Bắc New South Wales, Australia. Nó được ứng dụng từ cách đây hơn 100 năm bởi thổ dân Úc. Đây cũng là một trong những nước trồng, khai thác, chế biến tinh dầu nhiều nhất thế giới. Trước năm 2006, Tràm trà được coi là cây thuộc nhóm bí mật quốc gia của Australia. 97% tinh dầu thương phẩm của nước này được sản xuất từ các khu trồng Tràm trà ở vùng ven biển bắc New South Wales và Atherton của Queensland. Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia có sản lượng lớn tinh dầu Tràm Trà.

Cây Tràm có khả năng thích ứng cao với nhiều điều kiện, sinh trưởng được trên trên đất sét, đất mặn ven biển, đất ngập nước và đất đồi núi cao.

Cây Tràm Trà được đưa về khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 1993, Tràm trà trồng ở Việt Nam và trồng ở Australia (Tiêu chuẩn Australia-A.S.2782) có các chỉ số vật lý tương đương nhau). Các mô hình thí điểm Tràm trà được trồng ở miền Bắc nước ta có tạo ra tinh dầu có hàm lượng terpinen-4-ol đạt 33-43%. Hiện tại đang được mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng.

Tinh dầu Tràm Trà là một trong những chất kích thích hệ thống miễn dịch mạnh nhất và loại bỏ hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn và nấm trong tích tắc, đồng thời nó rất tốt để chữa lành vết thương và mụn nhọt. Tinh dầu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất kem đánh răng, nước xúc miệng, chất khử trùng, đặc biệt điều trị các bệnh ngoài da.

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ

2. Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất – Hoa Thơm Cỏ Lạ

2.1. Chọn giống

Tràm Trà mọc tự nhiên có hàm lượng terpinen-4-ol thấp,do đó các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn, phân loại giống phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam mà vẫn cho năng suất cao. Giống được khảo nghiệm tại Ba Vì, Hà Nội, nguồn hạt được lấy từ xuất xứ Candole gần Bookram ở bang New South Wales của Australia.

Đây là xuất xứ có hàm lượng dầu tính theo lá khô đạt gần 3% với tỷ lệ terpinen-4- ol 33,1- 40,6%, và tỷ lệ 1,8-cineole 0,4- 12,2% thuộc nhóm có năng suất và chất lượng tInh dầu cao nhất trong khảo nghiệm tại Việt Nam. Cây con được nhân giống bằng sinh sản vô tính để đạt tỉ lệ đồng đều.

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ

Tràm Trà sẽ được trồng theo hàng để dễ dàng thu hoạch

2.2. Khai thác nguyên liệu theo quy trình

Tràm Trà thích nghi tốt với khí hậu miền Bắc nước ta, sau 6 tháng đến 1 năm Tràm trà có thể thu hoạch và mỗi năm khai thác 1 lần. Theo khảo nghiệm của Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản cho thấy, hàm lượng tinh dầu cao nhất vào mùa đông và mùa thu, do đó thời gian thu hoạch sẽ từ khoảng tháng 12 đến tháng 2 hàng năm.

Tràm trà được thu hái vào buổi sáng, cắt cành, cách gốc 30-50cm. Cành lá tươi thu về, sau đó được tỉa bớt cành trước khi chuyển vào nồi nấu.

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ

Công nhân sẽ tỉa bớt cành to trước khi cho vào thiết bị chưng cất

2.3. Chiết xuất tinh dầu và tinh chế

Theo phương pháp lôi cuốn hơi nước trên thiết bị chưng cất tinh dầu có hồi lưu. Nguyên liệu được nạp vào nồi, nén chặt, sau đó đóng thiết bị. Hơi nước được cấp từ hệ thống ngoài, quá trình chưng cất liên tục trong 4h. Đối với Tràm trà sử dụng hơi nước không quá nhiệt để hạn chế sự xuống cấp của các chất bay hơi nhạy nhiệt.

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dựa trên sự khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định.

Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi. Phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu bằng sự hòa tan và thẩm thấu. Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết.

Do đó, việc điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình vận hành nồi chưng cất cần nhiều kinh nghiệm để có một mẻ tinh dầu đạt chất lượng.

– Giai đoạn 1 cần gia nhiệt 70-75°C và thổi dòng hơi tuần hoàn cho nguyên liệu chín đều. Mục đích là hấp chín nguyên liệu, phá vỡ các mô chứa tinh dầu. Quá trình này mất 1-1,5 giờ.
– Giai đoạn 2cần gia nhiệt cho nồi hấp đến 80-85°C. Mở khóa cho dòng hơi chạy qua hệ thống làm lạnh. Cấp không khí cho nồi hấp với cường độ thấp. Thời gian đầu của quá trình này thu được nhiều chất thơm từ lá (tinh dầu có độ nóng thấp). Ổn định nhiệt độ trong khoảng 2-2,5 giờ. Giai đoạn này thu hồi gần như đa số tinh dầu trong lá.
– Giai đoạn 3 cần gia nhiệt tối đa đến 90-95°C để thu hồi hết những tinh dầu còn lại. Cấp không khí với cường độ cao để kéo các hơi-tinh dầu còn sót trong nguyên liệu. Giai đoạn này khoảng 0,5 giờ. Giảm nhiệt độ bể nước làm mát bằng cách thải nước mặt và bơm thêm nước cho bể. Kiểm tra nước thoát ra không còn váng tinh dầu thì ngừng.

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ

Quá trình công nghệ trong sản xuất tinh dầu Tràm trà

Sau khi chưng cất bằng hơi nước, Tinh dầu thu được ở dạng thô, giá trị thương phẩm không cao nên cần được tinh chế để tăng giá trị thương phẩm và phù hợp với tiêu chuẩn tinh dầu tràm trà. Quá trình tinh chế bằng chưng cất chân không.

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ
Thiết bị chưng cất tinh dâù Tràm Trà

2.4. Kiểm tra tiêu chuẩn từng lô sản xuất 

Sau khi thu hồi thành từng lô sản xuất, mẫu tinh dầu của từng lô đương mang đi phân tích định tính bằng phương pháp sắc ký khí phổ (GC/MS) HP 6890, với ngân hàng dữ liệu Wiley 275 và Nist 98.
Áp dụng dựa tiêu chuẩn quốc tế ISO 4730: 2017 quy định rằng tinh dầu Tràm Trà chứa tối thiểu 30% terpinen- 4- ol và tối đa 15% Cineole. Tinh dầu có mùi đặc trưng, màu vàng nhạt đến trong suốt.

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ

2.5. Đóng gói và bảo quản

Tinh dầu được đóng vào các can nhựa chất lượng cao, hoặc thùng phuy nhôm để lưu kho.
Nhiệt độ bảo quản tinh dầu từ 20 -30oC, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hoặc nguồn nhiệt, nguy cơ cháy nổ cao.

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ

3. Mua tinh dầu Tràm Trà 100% nguyên chất – Hoa Thơm Cỏ Lạ uy tín ở đâu Hà Nội và Hồ Chí Minh?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bán tinh dầu Tràm Trà với nhiều mức giá khác nhau. Để tránh mua phải tinh dầu Tràm Trà pha tạp, độ tinh lọc kém chất lượng, do đó các bạn nên tìm hiểu những đơn vị uy tín. Để tránh trường hợp hiệu quả không cao, hương thơm bị biến đổi mùi,…

Hoa Thơm Cỏ Lạ là đơn vị chuyên cung cấp Tinh dầu và các loại dầu uy tín chất lượng tại cả Hà Nội và Hồ Chí Minh. Được rất nhiều khách hàng tin dùng.

Quý khách có thể mua trực tiếp tinh dầu Tràm Trà thông qua:

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hãy liên hệ với Hoa Thơm Cỏ Lạ qua hotline của chúng tôi (Call/Zalo) (+84)888.454.600 để được tư vấn chi tiết nhất hoặc qua showroom để được trải nghiệm trực tiếp

  • Hotline/ Zalo: 0888.454.600 (Hà Nội) và 0936.099.921 (TP.HCM)
  • Email: hoathomcola.vn@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/tinhdauhoathomcola/
  • Địa chỉ showroom:
  • Trụ sở Hà Nội: 283 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • Chi nhánh TP.HCM: 257/12 đường 3/2, Phường 10, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

Quy trình sản xuất tinh dầu Tràm Trà nguyên chất - Hoa Thơm Cỏ Lạ

4. Tài liệu tham khảo 

1. Võ Văn Chi, 1997, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học. 2. Bộ Y tế (Việt Nam), 2002, Dược điển Việt Nam 3. Nhà xuất bản Y học, Hà nội.
2. Nguyễn Thị Thanh Hường, 2008, Khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống và nhân giống tràm có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao tại Ba Vì – Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp.
3. Lê Đình Khả và các cộng tác viên, 2003, Chọn tạo giống và nhân giống một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, tr. 142-152.
4. Nguyễn Văn Minh, “Khả năng thích nghi của cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia) ở Việt Nam” đăng trên trang web của viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu.
5. Australian Govenment Rural Development Research, 2006, Tea Tree R&D Plant 2006- 2011.

One thought on “QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0889529696
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon